Những câu hỏi thường gặp của thí sinh về việc xét tuyển vào trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật 2015

Ngày 30-03-2015

Những câu hỏi thường gặp của thí sinh về việc xét tuyển vào trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật 2015


NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA THÍ SINH VỀ VIỆC XÉT TUYỂN VÀO

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ- KỸ THUẬT, ĐHTN NĂM 2015

 

Câu 1. Em muốn được tư vấn trực tiếp thì liên lạc với ai?

Nhà trường tổ chức tư vấn trực tiếp cho thí sinh qua các số điện thoại:

- Thầy Phấn - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh: 0983.783844; Phanktcn@gmail.com

- Cô Hiền -  chuyên viên:  01635879849

- Cô Nhung - chuyên viên: 0967234985 0915531566

Câu 2. Em muốn biết Nhà trường có những cách thức xét tuyển nào?

Nhà trường có những cách xét tuyển sau:

Cách 1: Xét tuyển qua học bạ THPT

Các tiêu chí xét tuyển như sau:

- Tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT; - Hạnh kiểm: Trung bình trở lên.

- Tổng điểm trung bình cả năm (TBCN) của các môn trong tổ hợp xét tuyển ở lớp 10, 11 và 12 không thấp hơn  49,5 điểm. Thí sinh có thể lựa chọn 1 tổ hợp có lợi nhất trong 4 tổ hợp xét tuyển của mỗi ngành.

Ví dụ: Thí sinh đăng ký ngành Tiếng Anh với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; Thí sinh sẽ trúng tuyển nếu như: (Điểm TBCN của môn Toán lớp 10 + lớp 11 + lớp 12) + (Điểm TBCN của môn Ngữ văn lớp 10 + lớp 11 + lớp 12) + (Điểm TBCN của môn Tiếng Anh lớp 10 + lớp 11 + lớp 12) > 49,5 điểm.

 + Đối với học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh biên giới (Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa) được xét: tổng điểm trung bình cả năm (TBCN) của các môn trong tổ hợp xét tuyển ở lớp 10, 11 và 12 không thấp hơn 45 điểm. 

 + Đối với học sinh thuộc 62 huyện nghèo, thí sinh thuộc 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao và thí sinh thuộc dân tộc rất ít người được xét với xếp loại học lực cả năm ở lớp 10,11, 12 đạt loại trung bình trở lên (danh sách 62 huyện nghèo, 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao và danh sách các dân tộc rất ít người xem ở Phụ lục).

Cách 2: Xét tuyển căn cứ vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia

Các tiêu chí xét tuyển như sau:

- Tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT; - Hạnh kiểm: Trung bình trở lên.

- Thí sinh thi tại các cụm thi do các trường ĐH, CĐ tổ chức có tổng điểm các môn thi theo các tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng chuẩn đầu vào do Bộ GDĐT công bố (tính cả điểm ưu tiên khu vực, đối tượng - nếu có).

.Các ngành xét tuyển

   Tất cả 16 ngành - 19 chuyên ngành Nhà trường đang đào tạo với các tổ hợp xét tuyển như ở bảng dưới.

.Tiêu chí xét tuyển

    Tốt nghiệp THPT;

    Hạnh kiểm: Trung bình trở lên;

    Điểm xét tuyển (ĐXT)  ≥ 12 điểm, trong đó không có môn nào bị ≤ 1 điểm.

    ĐXT =  Tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp xét tuyển + điểm ưu tiên

     - Điểm ưu tiên khu vực như sau: KV1: 1,5 điểm; KV2 - NT: 1,0 điểm; KV2: 0,5 điểm; KV3: 0 điểm.

     - Điểm ưu tiên đối tượng ưu tiên như sau: ĐT01: 2 điểm; ĐT02: 1 điểm.

   Chú ý: Đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp PTTH tại các tỉnh Tây Bắc bao gồm các tỉnh: Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện biên, Hòa Bình, Phú Thọ,..thì Điểm xét tuyển chỉ cần ≥11 điểm (trong đó không có môn nào bị điểm ≤ 1).

Câu 3. Hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường gồm những gì? Lệ phí xét tuyển bao nhiêu? Hình thức nộp hồ sơ và lệ phí? Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển?

▪ Hồ sơ xét tuyển theo hình thức xét tuyển qua học bạ THPT bao gồm:

- Phiếu đăng ký xét tuyển (tải về tại đây);

- Học bạ và Bằng tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT- Phôtô công chứng (Đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2014 về trước). Học bạ và Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời - Phôtô công chứng (Đối với  thí sinh tốt nghiệp năm 2015).          

- 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ số điện thoại, địa chỉ liên lạc của thí sinh.

▪ Hồ sơ xét tuyển theo hình thức xét tuyển căn cứ vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia bao gồm:

- Học bạ và Bằng tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT- Phôtô công chứng (Đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2014 về trước). Học bạ và Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời - Phôtô công chứng (Đối với  thí sinh tốt nghiệp năm 2015).          

- Phiếu chứng nhận kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, có ghi rõ tên trường và tên ngành có nguyện vọng xét tuyển; Có tổng điểm các môn thi theo các tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng chuẩn đầu vào do Bộ GDĐT công bố (tính cả điểm ưu tiên khu vực, đối tượng - nếu có).

 Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.

  Phiếu đăng kí xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển và các ngành đăng ký xét tuyển. Thí sinh lấy mẫu tại Website của Đại học Thái Nguyên hoặc Website của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

 Click Download - Phiếu đăng ký xét tuyển căn cứ vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia (Dùng cho hệ Cao đẳng Chuyên nghiệp).

    01 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ số điện thoại, địa chỉ liên lạc của thí sinh: (Ghi rõ: số nhà (nếu có), tổ/thôn/xóm, xã/phường, huyện/thị/thành phố, tỉnh). 

▪ Lệ phí xét tuyển:  Miễn phí

▪ Các hình thức nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển:

Nộp trực tiếp hoặc bằng chuyển phát nhanh tới địa chỉ:

  Trung tâm tuyển sinh, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật. Tổ 15, Phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

Chú ý: Để được xét tuyển sớm, thí sinh có thể đăng kí xét tuyển trực tuyến trên Website: Http://tec.tnu.edu.vn tại mục ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH TRỰC TUYỂN NĂM 2015 của Trường cùng với việc gửi hồ sơ xét tuyển.

▪ Thời gian nôp Hồ sơ xét tuyển:

   Từ khi có kết quả tốt nghiệp THPT đến 15/11/2015. Cứ 15 ngày xét tuyển và công bố kết quả 1 lần.

   Kết quả các lần xét tuyển được thông báo trên Website của Đại học Thái Nguyên hoặc Website của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật và gửi giấy báo nhập học cho những thí sinh trúng tuyển.

Câu 4. Trường đào tạo những hệ và ngành/nghề nào?

Năm 2015, Trường tuyển sinh đào tạo các hệ và các ngành /nghề như sau: 

1. HỆ CAO ĐẲNG CHUYÊN NGHIỆP

 

Khối Khoa học Cơ bản

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

1.Tiếng Anh

C220201

Toán, Vật lí, Hóa học;

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh;

Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

Toán, Ngữ văn, Tiếng Trung.

 2. Tiếng Hàn  Quốc

C220210

Toán, Vật lí, Hóa học;

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh;

Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

Toán, Ngữ văn, Tiếng Trung.

 

Khối Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

1. Kế toán

C340301

Toán, Ngữ văn, Vật lí;

Toán, Ngữ văn, Hóa học;

Toán, Ngữ văn,Tiếng Anh;

Toán, Vật lí, Hóa học.

4. Tài chính - Ngân hàng

C340201

Toán, Ngữ văn, Vật lí;

Toán, Ngữ văn, Hóa học;

Toán, Ngữ văn,Tiếng Anh;

Toán, Vật lí, Hóa học.

2. Quản trị kinh doanh

C340101

5. Kế toán - Kiểm toán

C340302

3. Quản lý xây dựng

C580302

 

Khối Kỹ thuật Nông Lâm

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển  

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

1. Quản lý đất đai:

- Chuyên ngành Quản lý đất đai

- Chuyên ngành Địa chính - Môi trường

- Chuyên ngành Quản lý môi trường

C850103

Toán, Ngữ văn, Vật lí;

Toán, Ngữ văn, Hóa học;

Toán, Ngữ văn,Tiếng Anh

Toán, Ngữ văn, Sinh học.

2.Trồng trọt

C620110

 

Toán, Ngữ văn, Vật lí;

Toán, Ngữ văn, Hóa học;

Toán, Ngữ văn,Tiếng Anh;

Toán, Ngữ văn, Sinh học.

 

 3.Thú y

C640201

 

Khối Kỹ thuật Công nghiệp

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

    Ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

1. Công nghệ kỹ  thuật Cơ  khí 

C510201

Toán,Vật lí,Hóa học;

Toán,Ngữ văn,Vật lí;

Toán,Ngữ văn,Hóa học;

Toán,Ngữ văn,Tiếng Anh. 

4. Xây dựng Dân  dụng và Công  nghiệp

C510103

 Toán, Vật lí, Hóa học;

 Toán,Ngữ văn,Vật lí;

 Toán,Ngữ văn, Hóa học;

 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.

2. Công  nghệ kỹ  thuật Điện, Điện tử 

C510301

5. Xây dựng Cầu  đường

C510104

3. Công nghệ thông tin

C480201

6. Sư phạm Kỹ  thuật Công  nghiệp:

- SPKT Cơ khí

- SPKT Điện

C140214

 Toán, Vật lí, Hóa học;

 Toán, Ngữ văn, Vật lí;

 Toán, Ngữ văn, Hóa học;

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.

 

2. CÁC HỆ VÀ CÁC NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO KHÁC


Hệ đào tạo và Chỉ tiêu tuyển sinh

 Đối tượng và Hình thức tuyển sinh

Ngành đào tạo và Cơ hội học tập

   Trung cấp

  chuyên nghiệp

 450 chỉ tiêu

Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT là đủ điều kiện vào học.


 Ngành đào tạo:

1. Kế toán; 2. Tài chính - Ngân hàng; 3. Thú y;4. Quản lý đất đai; 5. Quản lý môi trường; 6. Trồng trọt; 7. Điện; 8. Cơ khí; 9. Công nghệ thông tin;

10. Xây dựng Cầu đường;

11. Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.

 Cơ hội học tập:

Sau khi tốt nghiệp, người học tiếp tục được học liên thông lên bậc cao đẳng chuyên nghiệp và đại học chính quy theo quy định của Bộ GD&ĐT; Liên thông học tại các trường đại học ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines có liên kết đào tạo với Nhà trường

 Cao đẳng nghề

 480 chỉ tiêu 

 

Thí sinh tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT,trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp là đủ điều kiện vào học.

 Các nghề đào tạo:

   1. Điện Công nghiệp; 2. Điện Dân dụng;

   3. Công nghệ ô tô;

   4. Nguội - Sửa chữa thiết bị công nghiệp;

   5. Cắt gọt kim loại; 6. Hàn công nghệ cao;

   7. Sửa chữa và lắp ráp máy tính; 8. Kế toán;

   9.Thú y.

 Cơ hội học tập: Sau khi tốt nghiệp, người học tiếp tục được học liên thông lên bậc học cao hơn theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH. Cụ thể:

  +) Liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề.

  +) Liên thông từ cao đẳng nghề lên đại học.

  +) Liên thông học tại trường đại học ở Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc,... có liên kết đào tạo với Nhà trường.

 Trung cấp nghề

400 chỉ tiêu 

- Hệ 2 năm: Thí sinh tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT.

- Hệ 3 năm: Thí sinh tốt nghiệp THCS.

 

Câu 5: Đề nghị Nhà trường cho biết thông tin về chương trình du học liên thông lên đại học ngành tiếng Hàn tại Đại học Ngoại ngữ Busan – Hàn Quốc?

Thực hiện chương trình hợp tác đào tạo liên thông cử nhân ngành tiếng Hàn Quốc giữa Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Đại học Thái Nguyên với Đại học Ngoại ngữ Busan – Hàn Quốc được ký kết vào ngày 11/6/2015. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật xin thông báo về chương trình du học như sau:

1. Đối tượng

- Sinh viên cao đẳng chính quy ngành tiếng Hàn của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, đang học ở học kỳ cuối (học kỳ 6) hoặc vừa tốt nghiệp.

- Có học lực tốt, đạo đức tốt, được Nhà trường đề cử đi học.

2. Thời gian và chương trình học

- Chương trình học liên thông 2 năm ở Đại học Ngoại ngữ Busan – Hàn Quốc.

- Sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hoàn thành 65 tín chỉ, được thông qua luận văn hoặc thi tốt nghiệp đạt yêu cầu.

- Sinh viên khi tốt nghiệp được cấp bằng đại học chính quy của Đại học ngoại ngữ Busan.

3. Học phí và sinh hoạt phí

- Học phí: Sinh viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật tham gia chương trình được giảm 50% học phí: Chỉ còn 1500 USD/ học kỳ.

- Ký túc xá phí: 2200 USD/năm

- Sinh hoạt phí: 200 USD/tháng

4. Cơ hội việc làm có thu nhập trong thời gian học

Đại học ngoại ngữ Busan có trách nhiệm tìm kiếm việc làm cho sinh viên với mức thu nhập 5,5 USD/giờ.

5. Học bổng

Sinh viên của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật tham gia chương trình có cơ hội nhận học bổng của Tập đoàn Samsung – Hàn Quốc.

- Điều kiện: Đạt yêu cầu phỏng vấn của Đại học Ngoại ngữ Busan và Tập đoàn Samsung.

- Mức học bổng:

   +) 300 USD/tháng trong thời gian học tập

   +) 400 USD/tháng trong thời gian thực tập

- Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp được nhận vào làm việc tại Samsung với vị trí phù hợp.

Câu 6. Đề nghị Nhà trường cho biết: Sau khi tốt nghiệp ra trường, HSSV có thể làm việc ở những vị trí việc làm nào?

Sau khi tốt nghiệp ra trường, tùy thuộc vào hệ đào tạo, ngành/nghề đào tạo mà HSSV có thể làm việc ở những vị trí việc làm khác nhau. Cụ thể như sau:

I. HỆ CAO ĐẲNG CHUYÊN NGHIỆP:

1. Ngành Kế toán

Làm nhân viên kế toán, chuyên viên phân tích tài chính và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị hành chính sự nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

2. Ngành Tài chính - Ngân hàng

Làm nhân viên nghiệp vụ trong các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm.

3. Ngành Quản trị kinh doanh

Làm chuyên viên điều độ sản xuất, KCS, marketing, trợ lí giám đốc, làm giám đốc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.  

4. Ngành Quản lí xây dựng

Chuyên ngành Kinh tế xây dựng:

Làm chuyên viên quản lí dự án, quản lí tài chính, quản lí chất lượng, trợ lí về tài chính, tư vấn đầu tư trong các công ty tư vấn thiết kế, doanh nghiệp xây dựng, cơ quan kiểm toán, giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa về lĩnh vực xây dựng.    

5. Ngành Kiểm toán

Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán:

Làm nhân viên kế toán, nhân viên kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội, hợp tác xã, hộ kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp; Trợ lí về công tác kiểm toán tài chính trong các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng và các tổ chức tín dụng; Phụ trách công tác khiểm toán; Kế toán trưởng tại các đơn vị kế toán vừa và nhỏ.       

6. Ngành Khoa học cây trồng

Làm kỹ thuật viên, cán bộ quản lí trong đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp, trung tâm khuyến nông, các sở, ban, ngành nông nghiệp của tỉnh, huyện xã, phường, các trung tâm, các viện nghiên cứu, các dự án về nông lâm nghiệp trong và ngoài nước; Tham gia giảng dạy cho các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp và cao đẳng nông lâm nghiệp.       

7. Ngành Dịch vụ Thú y

Chuyên ngành Thú y

Làm cán bộ thú y ở các cấp, chuyên viên Phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông…; Nhân viên của các Công ty, các chương trình, dự án hoạt động trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y; Nhân viên, cán bộ giảng dạy tại một số cơ sở giáo dục đào tạo, Trung tâm Dạy nghề, Trường Trung cấp chuyên nghiệp… về lĩnh vực thú y.       

8. Ngành Quản lí đất đai:

8.1. Chuyên ngành Quản lí Đất đai

Làm cán bộ Địa chính - Xây dựng cấp xã, chuyên viên phòng Tài nguyên - Môi trường ở các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh; Nhân viên, cộng tác viên các Công ty hoạt động trong lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường; Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản; Các Trung tâm đo đạc, xí nghiệp đo đạc… Nhân viên, cán bộ giảng dạy tại một số cơ sở giáo dục đào tạo, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp… về quản lí đất đai.    

8.2. Chuyên ngành Địa chính – Môi trường

Làm việc trong lĩnh vực quản lí đất đai và kiểm soát môi trường, đánh giá tác động mội trường ở các cấp xã, huyện, tỉnh, các tổ chức kinh tế - xã hội. Cụ thể: Làm cán bộ Địa chính - Xây dựng cấp xã, chuyên viên Phòng Tài nguyên - Môi trường ở các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh; Nhân viên, cộng tác viên các Công ty hoạt động trong lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường; Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường; Trung tâm Khai thác và Kinh doanh bất động sản; Các Trung tâm Đo đạc, Xí nghiệp Đo đạc… Nhân viên, cán bộ giảng dạy tại một số cơ sở giáo dục đào tạo, Trung tâm Dạy nghề, Trường Trung cấp chuyên nghiệp…về quản lí đất đai và kiểm soát, bảo vệ môi trường.    

9. Ngành Quản lí Môi trường

 Làm chuyên viên phòng Tài nguyên - Môi trường, sở Tài nguyên - Môi trường ở các địa phương; các doanh nghiệp, xí nghiệp, văn phòng thuộc ngành Môi trường và lĩnh vực có liên quan; Nhân viên, cộng tác viên các Công ty hoạt động trong lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường như: Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học môi trường, nông nghiệp phát triển nông thôn, Quản lí tài nguyên thiên nhiên; Nhân viên, cán bộ giảng dạy tại một số hiệp hội, cơ sở giáo dục đào tạo, trung tâm dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có lĩnh vực liên quan đến ngành quản lí môi trường.          

10. Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

Làm kỹ thuật viên ở Phòng Kỹ thuật, Phòng Thiết kế hoặc Tổ trưởng ở Xưởng sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí; Kỹ thuật viên, Tổ trưởng hoặc trực tiếp vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất khác; Kỹ thuật viên ở các Phòng thí nghiệm và Viện nghiên cứu cơ khí; Trực tiếp quản lí cơ sở sản xuất cơ khí quy mô nhỏ.  

11. Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử

Làm các công việc thiết kế, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp; Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành kỹ thuật điện - điện tử; Tham gia giảng dạy tại các trung tâm đào tạo nghề, các cơ sở giáo dục; Quản lí, điều hành hoặc làm việc trực tiếp tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện; công ty tư vấn, thiết kế lắp đặt hệ thống điện, các nhà máy điện, công ty truyền tải và phân phối điện, hoặc các đơn vị hoạt động điện lực khác.          

12. Công nghệ Thông tin

Làm nhân viên kỹ thuật các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm…; các Công ty Tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng, các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp…; các Công ty Phân phối và Bảo trì các thiết bị máy tính; bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng…, các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin; làm nhân viên, kỹ thuật viên, giáo viên các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học cơ sở, tiểu học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.  

13. Công nghệ kỹ thuật Xây dựng

Chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

Làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, công ty tư vấn thiết kế xây dựng, các cơ quan quản lí xây dựng... với các chức danh kỹ thuật viên, giám sát thi công, nhân viên, nhân viên phòng kỹ thuật, kế hoạch, phòng dự án... và có thể làm công tác quản lí các tổ, đội sản xuất, thi công xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp.             

14. Công nghệ kỹ thuật Giao thông

Chuyên ngành Xây dựng cầu đường

Làm việc tại các doanh nghiệp về xây dựng công trình giao thông, công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình giao thông, các cơ quan quản lí xây dựng ngành giao thông vận tải... với các chức danh kỹ thuật viên, giám sát thi công, nhân viên, phòng kỹ thuật, kế hoạch, phòng dự án... và có thể quản lí tổ, đội sản xuất, thi công xây dựng các cầu đường.

15. Sư phạm kỹ thuật Công nghiệp

15.1. Chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật Điện

Làm công tác giảng dạy về Kỹ thuật Điện tại ở các trường phổ thông, các trường, các trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề.

15.2. Chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật Cơ khí

Làm công tác giảng dạy về Kỹ thuật Cơ khí tại ở các trường phổ thông, các trường, các trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề.        

 16. Tiếng Anh

Làm công tác hợp tác quốc tế tại văn phòng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp trong nước, các văn phòng đại diện, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và tài chính quốc tế và khu vực. Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường, trung tâm khoa học.            

17. Tiếng Hàn

Làm việc ở các cơ quan văn hóa, giáo dục, du lịch, công ty liên doanh nước ngoài hay trong các công ty Hàn Quốc, hoặc làm công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường, trung tâm khoa học.

II- HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

 1. Ngành Kế toán

Làm nhân viên kế toán, chuyên viên phân tích tài chính và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các đơn vị hành chính sự nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng.           

2. Ngành Tài chính – Ngân hàng

Làm nhân viên nghiệp vụ trong các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm.  

3. Ngành Công nghệ thông tin

Làm nhân viên các công ty tư vấn về công nghệ thông tin, phân phối và bảo trì thiết bị máy tính; kỹ thuật viên vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy, trường học, ngân hàng…, giáo viên các trường trung học cơ sở, tiểu học về CNTT.   

4. Ngành Điện

Làm kỹ thuật viên chuyên ở các Công ty Điện lực, các Trạm Truyền tải và Phân phối điện năng, các Công ty Xây lắp công trình điện.         

5. Ngành Cơ khí

Làm kỹ thuật viên hoặc trực tiếp vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ khí ở phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, xưởng sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, các Phòng Thí nghiệm và Viện nghiên cứu cơ khí.

6. Ngành xây dựng Cầu đường

Đảm nhận các công việc: Khảo sát hiện trường trong các Công ty Tư vấn Thiết kế; giám sát trong các Công ty Tư vấn giám sát; Tổ chức thi công, chỉ đạo kỹ thuật trong các Công ty xây lắp; Các công việc trong ban quản lí các dự án đầu tư và xây dựng.         

7. Ngành xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

Đảm nhận các công việc: Khảo sát trong các Công ty tư vấn thiết kế; Giám sát các công trình vừa và nhỏ trong các Công ty tư vấn giám sát; Tổ chức thi công hiện trường, chỉ đạo kỹ thuật hiện trường trong các Công ty xây lắp; Các công việc trong ban quản lí các dự án đầu tư và xây dựng.   

8. Ngành Quản lí đất đai

Làm cán bộ Địa chính - Xây dựng cấp xã, chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường ở các địa phương; Nhân viên, cộng tác viên các Công ty hoạt động trong lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản; Các Trung tâm đo đạc, xí nghiệp đo đạc…; Nhân viên, cán bộ giảng dạy tại một số cơ sở giáo dục đào tạo, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp về lĩnh vực quản lí đất đai.    

9. Ngành Thú y

Làm cán bộ Thú y cấp xã, trạm thú y các cấp; nhân viên, cộng tác viên các công ty hoạt động trong lĩnh vực thú y; nhân viên tại một số cơ sở giáo dục đào tạo, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp về lĩnh vực thú y.       

10. Ngành Trồng trọt

 Làm kỹ thuật viên, cán bộ quản lí trong các đơn vị hành chính sự nghiệp; cơ sở sản xuất; Hợp tác xã Nông nghiệp; Trung tâm Khuyến nông; các Sở, Ban, Ngành Nông nghiệp của tỉnh, huyện xã, phường; Các Trung tâm, các Viện Nghiên cứu, các dự án về nông lâm nghiệp; Tham gia giảng dạy cho các trung tâm dạy nghề, Trường Trung cấp Nông Lâm Nghiệp.           

11. Ngành Quản lí môi trường

Kỹ thuật viên trong lĩnh vực quản lí tài nguyên và môi trường ở các cấp xã, huyện, tỉnh; Các công tác chuyên môn cho các tổ chức kinh tế - xã hội.           

III- HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ

1. Nghề Kế toán

Làm nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội, hợp tác xã, hộ kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp; Trợ lí tài chính trong các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng.  

2. Nghề Điện công nghiệp

Làm công nhân có tay nghề bậc 4/7, đảm nhận các công việc trực tiếp sản xuất trong các dây chuyền sản xuất có trang thiết bị hiện đại trong các nhà máy, phân xưởng cơ điện; làm trợ lí sản xuất tại các phân xưởng cơ điện; làm việc trong phòng kỹ thuật của các cơ sở sản xuất cơ điện.         

 3. Nghề Điện dân dụng

Đảm nhận các công việc như: lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và các thiết bị gia dụng...; làm việc trực tiếp sản xuất trong các dây chuyền sản xuất có trang thiết bị hiện đại ở các nhà máy, phân xưởng sản xuất điện dân dụng; Làm trợ lí sản xuất tại các phân xưởng sản xuất điện dân dụng; Làm việc trong phòng kỹ thuật của các cơ sở sản xuất điện dân dụng.          

4. Nghề Công nghệ Ô tô

Làm kỹ thuật viên, tổ trưởng, trưởng nhóm sản xuất tại các nhà máy, các cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô, chế tạo phụ tùng ô tô, các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, các cơ sở kinh doanh ô tô và phụ tùng; quản lí kỹ thuật đội xe; làm việc trong các dây chuyền đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các cơ quan Nhà nước về động lực ô tô, các doanh nghiệp bảo hiểm; Tư vấn, thiết kế, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực về kỹ thuật ô tô.  

5. Nghề Hàn

Làm công nhân có tay nghề bậc 4/7, đảm nhận các công việc trực tiếp sản xuất trong các dây chuyền sản xuất có trang thiết bị hiện đại trong các nhà máy, phân xưởng cơ khí; làm trợ lí sản xuất tại các phân xưởng cơ khí; làm việc trong phòng kỹ thuật của các cơ sở sản xuất cơ khí.       

6. Nghề Cắt gọt kim loại

Làm công nhân có tay nghề bậc 4/7 đảm nhận các công việc trực tiếp sản xuất trên các máy công cụ cắt gọt, đứng máy trong các dây truyền sản xuất có trang thiết bị hiện đại trong các Nhà máy, phân xưởng cơ khí; Làm trợ lí, chỉ đạo sản xuất tại các phân xưởng cơ khí; Làm việc trong phòng kỹ thuật của các cơ sở sản xuất cơ khí.

 7. Nghề Nguội sửa chữa thiết bị

Làm công nhân có tay nghề bậc 4/7, đảm nhận các công việc trực tiếp sản xuất trong các dây chuyền sản xuất có trang thiết bị hiện đại trong các nhà máy, phân xưởng cơ khí; làm trợ lí, chỉ đạo sản xuất tại các phân xưởng cơ khí; làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp; dạy thực hành nghề tại các trường nghề.

8. Nghề Sửa chữa và lắp ráp máy tính

Làm kỹ thuật viên sửa chữa, lắp ráp, bảo trì hệ thống máy tính; thiết kế, xây dựng, quản trị hệ thống mạng máy tính tại các cửa hàng, công ty, doanh nghiệp, các đơn vị Nhà nước.

9. Nghề Thú y

Làm việc tại các cơ quan chuyên ngành Thú y: Thú y viên cấp xã, Trạm Thú y cấp huyện, Chi cục Thú y cấp tỉnh; làm công tác thú y ở các trang trại, hộ gia đình, dịch vụ về khám chữa bệnh và thuốc thú y…         

 III- HỆ TRUNG CẤP NGHỀ

1. Nghề Điện công nghiệp

Làm công nhân có tay nghề bậc 3/7, đảm nhận các công việc trực tiếp sản xuất trong các dây chuyền sản xuất có trang thiết bị hiện đại ở các nhà máy, phân xưởng cơ điện; Làm trợ lí sản xuất tại các phân xưởng cơ điện; Làm việc trong phòng kỹ thuật của các cơ sở sản xuất cơ điện.    

2. Nghề Điện dân dụng

Làm công nhân có tay nghề bậc 3/7, đảm nhận các công việc như: lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và các thiết bị gia dụng...; Làm việc trực tiếp sản xuất trong các dây chuyền sản xuất có trang thiết bị hiện đại ở các nhà máy, phân xưởng sản xuất điện dân dụng; Làm trợ lí sản xuất tại các phân xưởng sản xuất điện dân dụng; Làm việc trong phòng kỹ thuật của các cơ sở sản xuất điện dân dụng.  

3. Nghề Công nghệ Ô tô

Làm công nhân, kỹ thuật viên đảm nhận các công việc, sửa chữa, vận hành, bảo trì và các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật ôtô và thiết bị động lực trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp.     

4. Nghề Hàn

Làm công nhân có tay nghề bậc 3/7, đảm nhận các công việc trực tiếp sản xuất trong các dây chuyền sản xuất có trang thiết bị hiện đại trong các nhà máy, phân xưởng cơ khí; Làm trợ lí sản xuất tại các phân xưởng cơ khí; Làm nhân viên trong phòng kỹ thuật của các cơ sở sản xuất cơ khí.  

5. Nghề Cắt gọt kim loại

Làm công nhân có tay nghề bậc 3/7 đảm nhận các công việc trực tiếp sản xuất trên các máy công cụ cắt gọt. Đồng thời có thể đứng máy trong các dây chuyền sản xuất có trang thiết bị hiện đại trong các nhà máy, phân xưởng cơ khí.          

6. Nghề Nguội sữa chữa thiết bị

Làm công nhân có tay nghề bậc 3/7, đảm nhận các công việc trực tiếp sản xuất trong các dây chuyền sản xuất có trang thiết bị hiện đại trong các nhà máy, phân xưởng cơ khí; Làm trợ lí sản xuất tại các phân xưởng cơ khí.     

7. Nghề Sửa chữa - Lắp ráp máy tính

Làm kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp, bảo trì hệ thống máy tính tại các cửa hàng, công ty, doanh nghiệp, các đơn vị Nhà nước.  

8. Nghề Thú y

Làm việc tại các cơ quan chuyên ngành Thú y: Thú y viên cấp xã, Trạm Thú y cấp huyện, Chi cục Thú y cấp tỉnh; Làm công tác thú y ở các trang trại, hộ gia đình, dịch vụ về khám chữa bệnh và thuốc thú y…        

9. Nghề Kế toán tổng hợp

Làm nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội, hợp tác xã, hộ kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Câu 7. Hệ Cao đẳng chuyên nghiệp chính qui và hệ Cao đẳng nghề chính qui khác nhau thế nào?

SO SÁNH HỆ CAO ĐẲNG CHUYÊN NGHIỆP VÀ CAO ĐẲNG NGHỀ CHÍNH QUY

Lấy ví dụ cho ngành/nghề: Kế toán

CAO ĐẲNG CHUYÊN NGHIỆP

CAO ĐẲNG NGHỀ

- Ngành đào tạo: Kế toán.

- Thời gian đào tạo: 3 năm.

- Trình độ đào tạo: Cao đẳng chính quy.

- Quản lý về chuyên môn: Do Bộ GD&ĐT quản lý.


- Nghề đào tạo: Kế toán.

- Thời gian đào tạo: 3 năm.

- Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề chính quy.

 - Quản lý về chuyên môn: Do Bộ Lao động và Thương binh –Xã hội  quản lý.


- Mục đích đào tạo: Đào tạo cử nhân hàn lâm, học tập, nghiên cứu nhiều về lý thuyết, lý luận; Tiếp tục học lên những bậc học cao hơn như: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.


- Mục đích đào tạo: Đào tạo cử nhân nghề, học tập, rèn luyện nhiều về khả năng thực hành, có tay nghề và khả năng làm việc thực tế cao.


- Đối tượng và hình thức tuyển sinh:

+) Xét tuyển qua học bạ THPT:

Những thí sinh tốt nghiệp THPT; THBT có tổng điểm trung bình cả năm của các môn trong tổ hợp xét tuyển > 49,5 điểm. Thí sinh có thể lựa chọn 1 tổ hợp có lợi nhất trong 4 tổ hợp xét tuyển của mỗi ngành.

+) Xét tuyển căn cứ vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia

 Những thí sinh tốt nghiệp THPT; THBT thi tại các cụm thi do các trường ĐH, CĐ tổ chức có tổng điểm các môn thi theo các tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng chuẩn đầu vào do Bộ GDĐT công bố (tính cả điểm ưu tiên khu vực, đối tượng - nếu có).



- Đối tượng và hình thức tuyển sinh: 

Thí sinh chỉ cần tốt nghiệp Trung học phổ thông là được vào học.


- Chương trình đào tạo:

+) Khối lượng kiến thức: gồm 46 học phần, trong đó có 13 học phần thuộc khối kiến thức đại cương và 33 học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành.

+) Tỷ trọng giữa Lý thuyết và thực hành:

    - Lý thuyết: Chiếm 70% thời lượng.

    - Thực hành: Chiếm 30% thời lượng.

- Chương trình đào tạo:

+) Khối lượng kiến thức: gồm 46 môn học, trong đó có 13 môn học thuộc khối kiến thức đại cương và 33 môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành.

+) Tỷ trọng giữa Lý thuyết và thực hành:

   - Lý thuyết: Chiếm 50% thời lượng.

   - Thực hành: Chiếm 50% thời lượng.

- Chuẩn đầu ra:

1. Yêu cầu về kiến thức:

- Biết và hiểu về hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, hệ thống luật về kinh tế, về doanh nghiệp và kế toán, kiểm toán nói riêng.

- Biết và hiểu các nghiệp vụ chuyên môn cơ bản của kế toán như: lập chứng từ, kiểm tra, phân loại và sử dụng chứng từ để ghi sổ; Ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp theo các hình thức kế toán, lập báo cáo tài chính….

- Biết, hiểu và áp dụng được các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị kế toán một cách hiệu quả và tiết kiệm.

- Trình độ tiếng Anh: A2 – theo chuẩn Châu Âu

- Trình độ Tin học: IC3 – Theo chuẩn của Mỹ

2. Yêu cầu về kỹ năng:

2.1.  Kỹ năng cứng

- Tổ chức được công tác kế toán phù hợp với từng đơn vị kế toán.

- Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp.

- Thực hiện các giao dịch với ngân hàng và các tổ chức tín dụng

- Sử dụng thành thạo 1 đến 2 phần mềm kế toán thông dụng.

-  Lập và phân tích được kế hoạch tài chính trong các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp, thực hiện việc tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về công tác kế toán và quản lý tài chính.

2.2.  Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, làm việc độc lập và theo nhóm. Có phương pháp làm việc khoa học sáng tạo.

-  Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của nghề nghiệp.

- Có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh và kỹ năng sử dụng tin học trong phạm vi công việc của mình.

3. Yêu cầu về thái độ

- Có ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp.

- Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác trong quá trình làm việc.

- Có ý thức tự học, sẵn sàng tham gia nghiên cứu và tiếp cận công nghệ mới.

- Có ý thức phấn đấu vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp.

4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội, hợp tác xã, hộ kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Trợ lý tài chính trong các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Có thể  học liên thông lên đại học chính quy và học các trình độ cao hơn: thạc sĩ, tiến sĩ.

- Chuẩn đầu ra:

1. Yêu cầu về kiến thức:

- Biết và hiểu về hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và nắm vững hệ thống luật về kinh tế, về doanh nghiệp và kế toán, kiểm toán nói riêng.

- Biết, hiểu và vận dụng được nghiệp vụ chuyên môn cơ bản của kế toán như: lập chứng từ, kiểm tra, phân loại và sử dụng chứng từ để ghi sổ; Ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp theo các hình thức kế toán, lập báo cáo tài chính….

- Biết, hiểu và vận dụng được các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị kế toán một cách hiệu quả và tiết kiệm.

- Trình độ tiếng Anh: A1 – theo chuẩn Châu Âu

- Trình độ Tin học: B – Theo chuẩn Việt Nam.

2. Yêu cầu về kỹ năng:

2.1.  Kỹ năng cứng

- Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp.

- Thực hiện được các giao dịch với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Sử dụng thành thạo 2 đến 3 phần mềm kế toán thông dụng.

- Cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị.

 

 

2.2.  Kỹ năng mềm

- Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.

- Có kỹ năng giải quyết tình huống trong thực tiễn tốt. 


 

 

3. Yêu cầu về thái độ

- Có ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp.

- Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác trong quá trình làm việc.

- Có ý thức tự học, sẵn sàng tham gia nghiên cứu và tiếp cận công nghệ mới.

- Có ý thức phấn đấu vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp.

4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội, hợp tác xã, hộ kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp.

 

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có thể học liên thông sang trình độ cao đẳng chuyên nghiệp hoặc liên thông lên đại học chính quy.

- Danh sách các trường được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ đào tạo liên thông từ trình độ Cao đẳng nghề lên trình độ Cao đẳng chuyên nghiệp và Đại học được cập nhật trên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT.  

 

Câu 8. Thời gian học tập ở trường như thế nào? 

          Trường đào tạo chính quy nên chỉ học vào ban ngày. Ngoài thời gian học lý thuyết trên giảng đường, sinh viên phải tham gia thực hành tại các xưởng thực hành của trường và tại các doanh nghiệp. Một năm học 2 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính là 5 tháng; Ngoài ra, Nhà trường còn tổ chức 1 kỳ phụ vào dịp hè để tạo điều kiện cho HSSV học lại, học cải thiện điểm, thi lại,...

            - Thời gian đào tạo 3 năm cho hệ:  Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề.

            - Thời gian đào tạo 2 năm cho hệ:  Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề.

            - Thời gian đào tạo 3 năm cho hệ: Trung cấp nghề mà đối tượng đầu vào tốt nghiệp Trung học cơ sở (năm thứ nhất học văn hóa, 2 năm tiếp theo vừa học văn hóa vừa học nghề).

            - Thời gian đào tạo 3 đến 6 tháng cho hệ: Sơ cấp nghề.   

Câu 9. Địa điểm học của trường? 

Địa chỉ: Tổ 15, Phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Cách đường Quốc lộ 3 cũ khoảng 300m. Cách đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khoảng 100m. Cách Trung tâm Thành phố Thái Nguyên 1km. Cách Thủ đô Hà Nội 70km (mất 1h30phút đi ô tô). Giao thông đi lại rất thuận lợi. Bên cạnh Trường còn có nhiều trường Đại học và Cao đẳng khác.

 Câu 10. Tỷ lệ học lý thuyết và thực hành tại trường như thế nào? 

Chương trình đào tạo của trường được xây dựng dựa trên chương trình khung của Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH, có tham khảo chương trình của nước ngoài, ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các đơn vị sản xuất.

Tỷ lệ lý thuyết/thực hành khoảng 1/1 hoặc 2/1 tùy vào từng ngành/nghề.

Câu 11. Chỉ tiêu cụ thể của từng hệ đào tạo là bao nhiêu? 

- Hệ cao đẳng chuyên nghiệp: 1600 chỉ tiêu

- Hệ trung cấp chuyên nghiệp: 450 chỉ tiêu

- Hệ cao đẳng nghề: 480 chỉ tiêu

- Hệ trung cấp nghề: 400 chỉ tiêu

Câu 12. Môi trường học tại trường, điều kiện cơ sở vật chất như thế nào? 

- Môi trường học tập trong sáng, thân thiện, tính kỷ luật cao. Ở đó mọi cán bộ viên chức từ lãnh đạo đến nhân viên, từ giảng viên đến chuyên viên đều lấy HSSV là trung tâm, coi HSSV như con em ruột thịt của mình.

- Quản lý HSSV trong Ký túc xá kỷ luật nghiêm như quân đội, đảm bảo an ninh trật tự, không để xẩy ra hiện tượng mất mát, trộm cắp tài sản của HSSV.

- Không có hiện tượng mua bán điểm trong Trường. Từng học kỳ Nhà trường đều tổ chức lấy ý kiến nhận xét của HSSV về chất lượng giảng dạy và phục vụ của từng thầy cô giáo và đội ngũ phục vụ. Thông qua những ý kiến đó, Nhà trường đề ra các giải pháp chấn chỉnh kịp thời.

- Cơ sở vật chất khang trang, xanh sạch đẹp. Môi trường trong lành. Diện tích quy hoạch là 24,5 ha; hiện tại Nhà trường đã có bìa đỏ với diện tích hơn 10 ha; Có 40 phòng học lý thuyết; 6 phòng thực hành máy tính; 8 phòng thí nghiệm chuyên ngành; 8 xưởng thực tập, thực hành nghề; Nhà thư viện 2 tầng; 4 Nhà Ký túc xá 5 tầng khép kín đủ chỗ ở cho hơn 2500 HSSV; Nhà ăn khang trang đáp ứng 1000 suất ăn/1 lượt - được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; Khu Kiốt bán hàng tạp hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của HSSV; Khu dịch vụ (tắm nóng lạnh, giặt là,...); Nhà thi đấu đa năng diện tích 612 m2,...

Câu 13. Đội ngũ giáo viên của trường như thế nào? 

     Nhà trường có đội ngũ cán bộ viên chức là 252 người. Trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy là 190 người, có trình độ sau đại học đông đảo nhất trong các trường cao đẳng của cả nước, bao gồm: 2 Phó Giáo sư; 11 Tiến sĩ; 130 thạc sĩ; 20 nghiên cứu sinh; 37 học viên cao học. Quy mô đào tạo hiện nay trên 4500 học sinh, sinh viên.

   Các giảng viên của trường đều được đào tạo bài bản, tâm huyết và tận tụy với nghề dạy học. Đây là thế mạnh nhất của Trường mà ít có Trường Cao đẳng nào có được.

Câu 14. Cơ hội học liên thông lên như thế nào? Điểm mới của quy định về tuyển sinh liên thông năm 2015 là gì? 

1). Sau khi tốt nghiệp, người học tiếp tục được học liên thông lên bậc cao hơn, cụ thể:

- Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng.

- Liên thông từ cao đẳng lên đại học của các Trường Đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên (Đại học Kĩ thuật Công nghiệp, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Nông Lâm, Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Khoa học). Việc học liên thông được tổ chức học ngay tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, sinh viên không phải di chuyển chỗ ở; Các giảng viên của các Trường Đại học thành viên của Đại học Thái nguyên đến Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật để giảng dạy. Điều này là lý tưởng cho  sinh viên học liên thông.

2). Điểm mới của quy định về tuyển sinh liên thông năm 2015:

Năm 2015, Bộ GD&ĐT đã nới rộng quy định về tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy.

Điểm mới nhất là thí sinh vừa tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp được thi liên thông ngay lên cao đẳng, đại học bằng một trong 2 phương thức sau:

Phương thức 1- Thi tuyển, Trường được tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển bằng các môn Cơ bản, môn Cơ sở ngành và môn Chuyên ngành.

Phương thức 2- Xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi THPT quốc gia của thí sinh dự thi tại các cụm thi do Trường Đại học chủ trì

Câu 15. Cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?

Hàng năm Nhà trường đều tổ chức Hội chợ việc làm để để tạo điều kiện cho HSSV tốt nghiệp có thể lựa chọn được việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của mình. Trong quá trình học tập HSSV luôn được tạo cơ hội tiếp cận Doanh nghiệp, Công ty, Dự án thông qua các đợt thực tập thực tế tại các Đơn vị, Doanh nghiệp và Tập đoàn. Việc cọ xát thực tế sẽ giúp HSSV làm quen với môi trường làm việc thực tế và đánh giá chính xác hơn về khả năng và kỹ năng của mình. Nhiều HSSV trong quá trình thực tập tốt, sau khi tốt nghiệp đã được các Doanh nghiệp, Công ty giữ lại làm việc. Ngoài ra, trường còn có Trung tâm tuyển sinh - tư vấn và hỗ trợ HSSV sẽ giới thiệu việc làm khi có nhu cầu không chỉ cho những HSSV đã tốt nghiệp mà cho cả những HSSV đang theo học tại trường.

Trên 95% HSSV đều tìm được việc làm phù hợp ngay sau khi tốt nghiệp. Các đơn vị tuyển dụng lao động mà Nhà trường đã tạo lập mối quan hệ nhiều năm bao gồm:

            - Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam Thái Nguyên;

            - Công ty TNHH HALSOL;

            - Công ty TNHH Glonics Việt Nam;

            - Công ty Lilama 10; 

            - Công ty 472 Bộ Quốc phòng;

            - Công ty TNHH thiết bị Công nghiệp Chiến thắng;

            - Công ty CP TMS Nhân lực;

            - Công ty CP HTC;

            - Công ty CP Quốc tế Thái Nguyên (TIC);   

            - Công ty CN Brother Việt Nam;

            - Công ty ICO Việt Nam;

            - Công ty TNHH Tiến Thành;

            - Siêu thị Viễn Thông A chi nhánh Thái Nguyên;

            - Siêu thị điện máy Media Mart chi nhánh Thái Nguyên; Công ty Sông Đà ...

            - Công ty Cổ phần CAVICO công nghiệp và Dịch vụ kĩ thuật;

            - Công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn - RTD.

            - Công ty FECON;

            - Công ty TNHH JAPFA COMFEED VIETNAM;

            - Công ty TNHH SEUNG WOO VINA;

            - Công ty CANON VIETNAM;

               - Công ty cổ phần Thủy Thiên Nhu - Thực phẩm hữu cơ ORFARM;

            - Công ty TNHH Tongwei Hòa Bình;

            - Công ty Cổ phần Meiko – Pharma Việt Nam;

            - Công ty Cổ phần Quốc tế thú y vàng

            - Trung tâm dạy nghề và Giáo dục Thái Nguyên; v.v...

Trong các Công ty nêu ở trên, Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam Thái Nguyên đã hợp tác với Trường để tuyển dụng HSSV trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp khối kỹ thuật ( cơ khí, điện- điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng, giao thông, cắt gọt, hàn, công nghệ ô tô, điện công nghiệp, điện dân dụng...) vào làm việc tại Công ty với vị trí việc làm là Kỹ thuật viên, số lượng không hạn chế, với mức lương ưu đãi từ 7-10 triệu đồng/1 tháng.

Câu 16. Trường là trường công lập hay ngoài công lập? Học phí học tập tại trường là bao nhiêu? Ngoài học phí có phải nộp thêm khoản nào khác không? 

- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên là trường Cao đẳng công lập duy nhất thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.

- Mức học phí năm học 2015 - 2016 được thu theo Nghị định mới của Chính phủ - tùy thuộc vào hệ đào tạo (Nghị định 49 của Chính phủ quy định về mức thu học phí chỉ có hiệu lực đến năm học 2014-2015).

Dự kiến mức thu học phí năm học 2015 - 2016 như sau:

+ Hệ cao đẳng chuyên nghiệp: 160.000đ/1 tín chỉ (cả khóa học 3 năm có tổng  là 105 tín chi).

+ Hệ Cao đẳng nghề:            350.000đ/tháng.

+ Trung cấp chuyên nghiệp:  300.000đ/tháng.

+ Trung cấp nghề:                  300.000đ/tháng.

- Sinh viên đóng học phí theo từng học kỳ hoặc theo từng tháng.

Ngoài học phí, HSSV không phải nộp thêm bất kỳ một khoản phí phục vụ đào tạo nào khác.

Câu 17. Đối tượng được miễn giảm học phí?

Theo Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính, và Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành, đối tượng được miễn giảm học phí đối với Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật như sau:

I- Đối tượng được miễn học phí

1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể:

a) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh;

b) Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

2. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Cụ thể:

a) Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;

b) Học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn hộ cận nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ (Hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015).

3. Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

4. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo. Chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ.

5. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

a) Người dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu.

b) Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định tại các văn bản dưới đây:

- Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);

- Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

- Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

- Quyết định số 1105/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

- Quyết định số 325/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

- Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và các Quyết định bổ sung khác của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015;

- Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015;

- Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi vào diện đầu tư của Chương trình 135;

Các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu; huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên vào danh mục các huyện nghèo được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.

Các quyết định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới về danh sách các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn (nếu có).

Khi cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định phê duyệt danh sách các xã, thôn hoàn thành mục tiêu chương trình thì đối tượng thuộc phạm vi các xã, thôn đó không được hưởng chế độ kể từ khi Quyết định có hiệu lực thi hành.

II. Đối tượng được giảm học phí

1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học sinh, sinh viên học các nghề sau đây:      

   - Cắt gọt kim loại.

   - Hàn                                            

   - Rèn, dập.

   - Nguội sữa chữa máy công cụ.

2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

a) Học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

b) Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong thời gian 3 năm kể từ ngày tốt nghiệp đi học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Câu 18. Nhà trường có học bổng cho HSSV không? 

   Hàng năm, nhà trường sẽ cấp học bổng cho những HSSVcó thành tích học tập khá, giỏi, có điểm rèn luyện đạt từ loại khá trở lên và tham gia các hoạt động phong trào tích cực. Ngoài ra, HSSV còn có cơ hội nhận được nhiều học bổng có giá trị của các tổ chức trong và ngoài nước. Nhà trường đã xây dựng Quỹ khuyến học với số tiền lên tới nhiều trăm triệu đồng để hỗ trợ cho những HSSV nghèo vượt khó, vươn lên trong học tập.

   Từng học kỳ, Nhà trường cấp hàng trăm suất học bổng khuyến  khích học tập cho HSSV. Tiêu chuẩn được cấp và các mức học bổng như sau:

I- Tiêu chuẩn và thời gian xét

      1- Học sinh sinh viên (HSSV) có kết quả học tập rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong học kỳ xét học bổng thì được xét để cấp học bổng khuyến khích học tập (KKHT) trong học kỳ đó.

      2- Học bổng KKHT được xét và cấp theo từng học kỳ và cấp 10 tháng trong một năm học.

     3- Học bổng KKHT được xét theo từng lớp và số lượng HSSV được xét để cấp học bổng tối đa là 8% sĩ số của lớp, theo nguyên tắc xếp kết quả học tập và rèn luyện từ cao xuống thấp.

II- Các mức học bổng - có 3 mức:

     1- Học bổng loại khá: Cấp cho HSSV có kết quả học tập đạt loại khá trở lên và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên. Mức học bổng KKHT loại khá bằng mức học phí hiện hành của ngành/nghề mà HSSV đã đóng, cụ thể:

          - Đối với Hệ Cao đẳng chuyên nghiệp:   560.000đồng/1tháng.

          - Đối với Hệ Cao đẳng nghề:                  350.000đồng/1tháng.

          - Đối với Hệ Trung cấp nghề:                  300.000đồng/1tháng.

          - Đối với Hệ Trung cấp chuyên nghiệp:  300.000đồng/1tháng.

    2- Học bổng loại giỏi: Cấp cho HSSV có kết quả học tập đạt loại giỏi trở lên và điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên. Mức học bổng KKHT loại giỏi bằng mức học bổng loại khá cộng thêm 20.000đồng/tháng, cụ thể:

          - Đối với Hệ Cao đẳng chuyên nghiệp:   580.000đồng/1tháng.

          - Đối với Hệ Cao đẳng nghề:                  370.000đồng/1tháng.

          - Đối với Hệ Trung cấp nghề:                  320.000đồng/1tháng.

          - Đối với Hệ Trung cấp chuyên nghiệp:  320.000đồng/1tháng.

     3- Học bổng loại xuất sắc: Cấp cho HSSV có kết quả học tập đạt loại xuất sắc và điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc. Mức học bổng KKHT loại xuất sắc bằng mức học bổng loại giỏi cộng thêm 50.000đồng/tháng, cụ thể:

          - Đối với Hệ Cao đẳng chuyên nghiệp:   630.000đồng/1tháng.

          - Đối với Hệ Cao đẳng nghề:                  420.000đồng/1tháng.

          - Đối với Hệ Trung cấp nghề:                  370.000đồng/1tháng.

          - Đối với Hệ Trung cấp chuyên nghiệp:  370.000đồng/1tháng.

III- Kết quả học tập và rèn luyện của HSSV

          Kết quả học tập và rèn luyện của HSSV trong học kỳ là cơ sở để xét học bổng KKHT.

          1- Kết quả học tập:

          Căn cứ vào điểm trung bình chung học tập của học kỳ, kết quả học tập được xếp làm 3 loại như sau:

          - Loại xuất sắc:   Điểm TBCHT đạt từ 9,00 trở lên.

          - Loại giỏi:          Điểm TBCHT đạt từ 8,00 đến 8,99.

          - Loại khá:          Điểm TBCHT đạt từ 7,00 đến 7,99.

          Điểm TBCHT của học kỳ xét học bổng chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất, trong đó không có học phần nào có điểm dưới 5,00.

          2- Kết quả rèn luyện:

          Kết quả rèn luyện của HSSV được xác định theo các quy định của Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Quy định về công tác học sinh - sinh viên ban hành kèm theo Quyết định số 560/QĐ-CĐKTKT-HSSV ngày 18 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

Câu 19. Các hoạt động đoàn, hội sinh viên như thế nào? 

HSSV học tại trường được tham gia các hoạt động đoàn thể như: văn nghệ - thể thao, tình nguyện, kỹ năng sống, kỹ năng mềm,...của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Nhà trường, của Đại học Thái Nguyên và Đoàn cấp trên tổ chức. Bên cạnh đó, các bạn còn thường xuyên được giao lưu với sinh viên của các trường Đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên.

Câu 20. Bằng tốt nghiệp do ai cấp, có được kiểm định không?

            Bằng tốt nghiệp do Hiệu trưởng Nhà trường cấp, Với thương hiệu của Nhà trường và của Đại học Thái Nguyên nên bằng rất có giá trị trong việc đi xin việc làm của HSSV. Bằng có tem chống giả của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Câu 21. Nhà trường có tạo điều kiện cho HSSV có cơ hội đi du học không?

            Nhà trường đang hợp tác với Công ty Quốc tế ICO Việt Nam tuyển sinh du học liên thông tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Hàng năm có từ 50 - 60 HSSV tham gia chương trình này.

            Đối tượng tuyển sinh: Là những HSSV đã tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng.

           Quy trình du học:

            1- Học tiếng Nhật hoặc tiếng Hàn tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật từ 6 đến 8 tháng.

            2- Xuất cảnh (tháng 1, 4, 7 và 10).

            3- Học tiếng Nhật, tiếng Hàn từ 1,0 đến 2 năm tại các Trường Nhật ngữ, Hàn ngữ.

            4- Học đại học hoặc chuyển VISA đi làm tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

            Việc làm thêm:

            Trong quá trình học tập tại Nhật Bản, Hàn Quốc sinh viên được giới thiệu để đi làm thêm. Thời gian: 28 giờ/1tuần. Thu nhập: Từ 200.000 - 300.000đồng/1giờ. Các công việc làm thêm: Bán hàng trong siêu thị; Làm trong các xưởng cơm hộp, xưởng bánh ngọt, xưởng cá; Phân loại hàng hóa; Vệ sinh văn phòng, khách sạn,v.v...

            Sau khi tốt nghiệp:

            Sau khi tốt nghiệp sinh viên được làm việc tối thiểu 05 năm tại Nhật Bản, Hàn Quốc (Thu nhập: 3.500 đến 4.000 USD/1 tháng). Về nước được giới thiệu vào làm việc tại các tập đoàn của Nhật Bản và Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam.

   Thông tin chi tiết, liên hệ với Mr. Bùi tuấn Ngọc, Tel: 0943 289 290;

                                                       Email: tuanngocico@gmail.com

Câu 22. Điểm mạnh của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật là gì?

   Trong những năm qua Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Đại học Thái nguyên luôn thu hút được một số lượng rất lớn các  thí sinh đến học tập và rèn luyện. Quy mô HSSV tại trường luôn ổn định. Nhà trường tự hào là địa chỉ đáng tin cậy để các thí sinh và phụ huynh lựa chọn. Để có được điều đó, trong nhiều năm qua tập thể cán bộ viên chức đã nỗ lực phấn đấu không ngừng để xây dựng nên thương hiệu của Nhà trường. Sự khác biệt của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Đại học Thái Nguyên so với các trường Cao đẳng khác thể hiện ở 7 điểm mạnh sau đây:

1- Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học chiếm một tỷ lệ rất cao so với tổng số cán bộ giảng dạy trong toàn trường.

Nhà trường có đội ngũ cán bộ viên chức là 252 người. Trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy là 190 người, có trình độ sau đại học đông đảo nhất trong các trường cao đẳng của cả nước, bao gồm: 2 Phó Giáo sư; 11 Tiến sĩ; 130 thạc sĩ; 20 nghiên cứu sinh; 37 học viên cao học.

Các giảng viên của trường đều được đào tạo bài bản, tâm huyết và tận tụy với nghề dạy học. Đây là thế mạnh nhất của Trường mà ít có Trường Cao đẳng nào có được.

2- Là 1 trường đào tạo đa cấp, đa ngành, đa nghề, thỏa sức cho thí sinh lựa chọn:

▪ Các lĩnh vực đào tạo gồm có:

Kĩ thuật Công nghiệp (Gồm các ngành: Cơ khí, Điện-Điện tử, Công nghệ thông tin, Xây dựng dân dụng, Xây dựng Cầu đường, Sư phạm kĩ thuật Cơ khí, Sư phạm kĩ thuật Điện);  

Kĩ thuật Nông Lâm (Gồm các ngành/chuyên ngành: Trồng trọt, Thú y, Quản lý đất đai, Quản lý môi trường, Địa chính - Môi trường);

Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Gồm các ngành: Kế toán tổng hợp, Kế toán- Kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị doanh nghiệp, Kinh tế xây dựng);

 Đào tạo nghề (Gồm các nghề: Cắt gọt, Hàn, Điện dân dụng, Điện công nghiệp, Sữa chữa ô tô, Nguội - Sữa chữa thiết bị, Kế toán, Thú y, Lắp ráp và Sữa chữa máy tính)

▪ Các hệ đào tạo gồm có:

- Cao đẳng chuyên nghiệp;

- Trung cấp chuyên nghiệp;

- Cao đẳng nghề;

- Trung cấp nghề.

3- Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng thực hành, thực tế, gắn với nhu cầu của xã hội, thị trường lao động.

Chương trình đào tạo được xây dựng với sự hợp tác của Doanh nghiệp và tham gia của các chuyên gia đầu ngành, trong đó ưu tiên thời lượng cho kiến thức chuyên ngành và thực hành, thực tập; rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế. 

4- Phương thức đào tạo tiên tiến 

            Đối với hệ Cao đẳng chuyên nghiệp: Đào tạo theo phương thức tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới. Ưu việt của phương thức này là người học có thể quyết định thời gian học tùy theo khả năng và năng lực của mình. Đào tạo theo học chế tín chỉ còn giúp người học có thể thay đổi hoặc chuyển đổi chuyên ngành học dễ dàng, không phải học lại từ đầu, nếu biết sắp xếp hợp lý các tín chỉ giữa hai chuyên ngành học, người học có thể dễ dàng có 2 bằng của hai chuyên ngành khác nhau.

            Đối với hệ đào tạo nghề: Đào tạo theo phương thức tích lũy môdun: Học lý thuyết trước, sau đó thực hành và thực tập sản xuất ngay tại Trung tâm Thực hành, thực nghiệm của Trường.

5- Tăng cường công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội

            Nắm bắt nhu cầu của xã hội, hàng năm Nhà trường tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho hàng trăm người học, đào tạo nghề cho nông dân.

Ngày 24/9/2014 Nhà trường đã ký Bản Ghi nhớ hợp tác với Công ty Sam Sung Việt Nam Thái Nguyên để đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty, mỗi khóa tuyển sinh và đào tạo từ 500 - 700 học viên.

6- Giới thiệu việc làm phù hợp cho hơn 95% HSSV sau khi tốt nghiệp:

Nhà trường đã tạo lập mối quan hệ bền vững với hàng trăm Công ty, Doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho HSSV. Đảm bảo trên 95 % HSSV tốt nghiệp ra trường đều có  công ăn việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của mình.

7- HSSV sau khi tốt nghiệp được học liên thông rất thuận lợi:

Sau khi tốt nghiệp, HSSV tiếp tục được thi liên thông ngay lên bậc cao hơn, cụ thể:

- Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng.

- Liên thông từ cao đẳng lên đại học của các Trường Đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên (Đại học Kĩ thuật Công nghiệp, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Nông Lâm, Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Khoa học). Việc học liên thông được tổ chức học ngay tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, sinh viên không phải di chuyển chỗ ở; Các giảng viên của các Trường Đại học thành viên của Đại học Thái nguyên đến Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật để giảng dạy. Điều này là lý tưởng cho  sinh viên học liên thông.

- Ngoài việc học liên thông lên các Trường Đại học trong nước, Nhà trường còn liên kết với Công ty cổ phần Quốc tế ICO Việt Nam đề tuyển sinh viên du học liên thông tại 40 trường Đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc. Hàng năm có từ 40 đến 60 sinh viên đi du học liên thông tại các trường Đại học của Nhật Bản và Hàn Quốc (du học sinh được phép làm thêm 28 giờ/tuần, Nhiều cơ hội việc làm tại Nhật, Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp,...)

8- Nhà trường đã được ĐHTN đánh giá đồng cấp về chất lượng giáo dục: 

             - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật là một trong những trường Cao đẳng đầu tiên trong cả nước triển khai công tác tự đánh giá đảm bảo chất lượng giáo dục.

            Năm 2010, Trường được ĐHTN đánh giá đồng cấp, đạt kết quả tốt.

             - Nhà trường đã hoàn thành Báo cáo tự đánh giá gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và đang tích cực chuẩn bị đăng ký đánh giá ngoài của Bộ GD&ĐT vào cuối năm 2015.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên là một địa chỉ tin cậy trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các Đơn vị tuyển dụng.

NHÀ TRƯỜNG LUÔN XÁC ĐỊNH:

"Chất lượng đào tạo và việc làm của HSSV quyết định sự sống còn của Nhà trường"

 

Các bài liên quan