Giới thiệu
Ngày 03-03-2022
KHOA CÔNG NGHỆ ÔTÔ
ThS: Nguyễn Thành Đồng Chức vụ: Trưởng khoa Email: nguyenthanhdong@gmail.com Điện thoại:0912662886 |
|
ThS:Lê Văn Quang Chức vụ: Phó trưởng khoa Email: lvquangtec@gmail.com Điện thoại: 0904049877 |
Khoa Công nghệ Ô tô Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật được thành lập theo Quyết định số 56/QĐ-CĐKTKT-TH ngày 26 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, có chức năng và nhiệm vụ như sau:
I. CHỨC NĂNG
Khoa Công nghệ Ô tô là đơn vị chuyên môn thuộc trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật. Thực hiện các hoạt động quản lý đào tạo và giảng dạy trong chuyên ngành được Nhà trường giao:
1. Đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp các chuyên ngành: Công nghệ Ô tô, Bảo trì và sửa chữa ô tô.
2. Thực hiện các đề tài NCKH các cấp, biên soạn giáo trình và tài liệu học tập phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo.
3. Quản lý nhà giáo, học sinh, sinh viên các ngành nghề được Nhà trường giao.
4. Trực tiếp quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, phôi liệu thực hành theo đúng quy định.
5. Khai thác sử dụng có hiệu quả các phòng thực hành, thí nghiệm được giao.
6. Chịu trách nhiệm về học thuật trong đào tạo và NCKH thuộc lĩnh vực liên quan đến các môn học/học phần được đảm nhiệm; trực tiếp quản lý nội dung chương trình đào tạo các môn học/học phần theo sự phân công của Nhà trường.
7. Hợp tác với các doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động liên quan đến thực tập.
8. Chủ trì việc đánh giá các chương trình đào tạo do khoa quản lý
9. Thực hiện các công tác khác (Tuyển sinh, vệ sinh môi trường, Ba công khai, kiểm định, đảm bảo chất lượng …) theo sự phân công của Hiệu trưởng.
II. NHIỆM VỤ
1. Đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp các chuyên ngành: Công nghệ Ô tô, Bảo trì và sửa chữa ô tô.
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, thực tập, phân công giờ giảng theo thời khóa biểu và tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của nhà trường.
3. Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công, tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
4. Thực hiện các hoạt động thực tập nghề theo chương trình đào tạo. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy học.
5. Trực tiếp quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá; đề xuất đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nhân viên thuộc đơn vị mình. Phát hiện, tổ chức bồi dưỡng giảng viên giỏi, HSSV giỏi nghề khi có yêu cầu.
6. Quản lý việc học tập và rèn luyện của HSSV thuộc Khoa, Tổ bộ môn và có biện pháp xử lý, giáo dục để HSSV thực hiện tốt nội quy, quy định của Nhà trường.
7. Xây dựng ngân hàng đề thi, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun tại đơn vị.
8. Xây dựng kế hoạch đề xuất mua sắm, bổ sung trang bị thiết bị, xây dựng định mức, đề xuất mua sắm vật tư, dụng cụ, thiết bị, phôi liệu thực hành. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, các phòng, xưởng thực hành được giao theo quy định.
9. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ sách dạy - học theo quy định, thực hiện các hoạt động hành chính, giáo vụ thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Khoa, Bộ môn.
10. Khai thác, đề xuất thực hiện các hoạt động khác có liên quan để tăng nguồn thu dịch vụ cho Nhà trường.
11. Thực hiện các nội dung liên quan đến công tác ba công khai và công tác đảm bảo chất lượng giáo dục.
12. Thực hiện công tác tuyển sinh theo đề án Tuyển sinh hàng năm của Nhà trường.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
TỔ CHỨC NHÂN SỰ KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ
|
Một số hình ảnh trong giờ học lý thuyết và thực hành của HSSV khoa Công nghệ Ôtô