Giới thiệu

Ngày 06-08-2013

Phòng Thanh tra Pháp chế

KS. Trần Đình Thành

Chức vụ: Trưởng phòng

Điện thoại:0912478909

 Email: thanhttkt.dtu@gmail.com                       

                       

 

A. CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG THANH TRA – PHÁP CHẾ

I. Chức năng hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật là hoạt động thanh tra nội bộ, giúp Hiệu trưởng phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý của Nhà trường để kiến nghị các biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của Nhà trường; giúp các đơn vị, bộ phận, cá nhân trong Nhà trường thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và chính sách, pháp luật liên quan; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra.   

II. Chức năng hoạt động pháp chế

Phòng Thanh tra – Pháp chế của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Nhà trường; đảm bảo cho Nhà trường hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện nguyên tắc pháp chế.

 B. NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG THANH TRA – PHÁP CHẾ

I. Nhiệm vụ, quyền hạn về tổ chức và hoạt động thanh tra

1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Hiệu trưởng Nhà trường phê duyệt và tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng Nhà trường.

3. Tham mưu giúp Hiệu trưởng Nhà trường thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Tham mưu giúp Hiệu trưởng Nhà trường thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

5. Làm đầu mối giúp Hiệu trưởng Nhà trường phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan về công tác thanh tra.

6. Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra; công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng của Nhà trường theo yêu cầu của Hiệu trưởng và Thanh tra cấp trên (ĐHTN, Bộ GD&ĐT).

7. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Thanh tra cấp trên ủy quyền.

8. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra.

9. Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác thanh tra do Bộ GD&ĐT, ĐHTN và các cơ quan chuyên môn khác tổ chức.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng Nhà trường giao.

 II. Nhiệm vụ, quyền hạn về tổ chức và hoạt động pháp chế

1. Xây dựng các văn bản quản lý nội bộ và cơ sở dữ liệu về công tác pháp chế; xây dựng chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ công tác pháp chế (năm, quý, tháng) trình Hiệu trưởng Nhà trường phê duyệt và tổ chức, triển khai thực hiện.

2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quản lý nội bộ về công tác pháp chế; việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ công tác pháp chế của Nhà trường.

3. Chủ trì, phối hợp với các bộ phận chức năng của Nhà trường tổ chức kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa các văn bản quản lý của Nhà trường. Tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản quản lý của Nhà trường khi phát hiện có sự bất cập hoặc không phù hợp.

4. Chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan tư vấn pháp luật giúp Hiệu trưởng Nhà trường về những vấn đề liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Nhà trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà trường, của viên chức, lao động hợp đồng và người học ở Nhà trường.

5. Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo văn bản do các đơn vị, bộ phận chức năng của Nhà trường soạn thảo gửi lấy ý kiến.

6. Thẩm định các dự thảo văn bản quan trọng thuộc thẩm quyền ban hành của Hiệu trưởng Nhà trường và các dự thảo văn bản liên tịch (nếu có) trước khi đơn vị chủ trì soạn thảo trình Hiệu trưởng Nhà trường ký ban hành theo sự phân công của Hiệu trưởng Nhà trường.

7. Tham mưu giúp Hiệu trưởng Nhà trường tham gia ý kiến góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

8. Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan giúp Hiệu trưởng Nhà trường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT, của ĐHTN và của Nhà trường. Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế, quy định của ĐHTN và của Nhà trường.

9. Chủ trì, phối hợp với các bộ phận chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế, quy định của các cơ quan liên quan, của ĐHTN và của Nhà trường cho viên chức, lao động hợp đồng và người học trong Nhà trường.

10. Phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong phạm vi Nhà trường.

11. Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ GD&ĐT, ĐHTN và các cơ quan chuyên môn khác tổ chức.

12. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ công tác pháp chế của Ban Pháp chế và Thi đua ĐHTN và của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế theo quy định.

13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng Nhà trường giao.

TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

Email

KS. Trần Đình Thành

Trưởng phòng

0912478909

thanhttkt.dtu@gmail.com

CN. Dương Anh Đức

Chuyên viên

0915644286

anhduc.pdt@tntec.edu.vn

KS. Hoàng Anh

Chuyên viên

0965123375

 

ThS. Nguyễn Thị Minh Huệ

Chuyên viên


0974525845

minhhuesc@gmail.com

ThS. Nguyễn Thị Thủy

Chuyên viên


0968224332

nguyenthuy371989@gmail.com

Các bài liên quan